• iconPhone: 02438695974
  • iconFax: (+84) 24-3869 5974
  • icontrungtamhtdtqt@gmail.com
  • icon

Thông tin khám chữa bệnh

Thông tin khám chữa bệnh

Khi đến Việt Nam học tập lưu học sinh (LHS) cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc khám chữa bệnh tại Việt Nam.
I. Thông tin khám chữa bệnh
Bước 1: Tiếp nhận thông tin làm thẻ BHYT
Khi mới sang nhập học, lưu học sinh (LHS) liên hệ với Bộ phận nội trú thuộc Phòng Quản lý Lưu học sinh và Chuyên gia (Phòng QLLHS&CG) địa chỉ tầng 2 Ký túc xá A2-25 Tạ Quang Bửu để được hướng dẫn cấp thẻ bảo hiểm Y tế. (khi đi LHS nhớ mang theo hộ chiếu để đối chứng thông tin).
 Sau khi nhận đầy đủ thông tin bộ phận nội trú sẽ chuyển thông tin đến Phòng HC-TH để  liên lạc với cơ quan cấp thẻ BHYT theo quy định.
Bước 2: Quy định về việc giữ thẻ BHYT
LHS sẽ được nhận thẻ BHYT từ Phòng QLLHS& Chuyên gia, LHS có trách nhiệm kiểm tra lại thông tin các nhân ghi trên thẻ gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh…….nếu sai báo lại ngay cho bộ phận nội trú để điều chỉnh thông tin kịp thời.
Trong suốt quá trình học tập và lưu trú tại Trung tâm LHS có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản thẻ BHYT. Nếu mất thẻ phải báo lại ngay cho Bộ phận nội trú để được cấp lại thẻ theo quy định (LHS phải chịu phí cấp lại nếu có).
Khi có các biểu hiện liên quan đến sức khỏe cần phải đi khám bệnh LHS trực tiếp mang thẻ BHYT và Giấy tờ tùy thân có ảnh được công nhận hợp lệ như chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…đến Trung tâm y tế Đại học Bách khoa Hà Nội là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho LHS để được tư vấn khám cấp phát thuốc theo đúng quy định.

( Trung tâm Y tế BK Số 5 tạ Quang Bửu – Bách Khoa – Hai Bà Trưng – Hà Nội Số điện thoại: 0243 869 2400)

Trong trường hợp cần phải chuyển viện do yêu cầu thực tế của bệnh Trung tâm Y tế sẽ cấp giấy giới thiệu chuyển người bệnh đến các cơ sở thuộc tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn để khám chữa bệnh đối với LHS tại Trung tâm thường là bệnh viện Thanh Nhàn.
LHS không tự ý đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khác cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Nếu LHS tự đi khám vượt tuyến, trái tuyến thì toàn bộ chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh LHS phải chịu trách nhiệm thanh toán.
Bước 3: Thanh toán viện phí theo quy định
Theo danh mục của BHYT có một số hạng mục khám chữa bệnh, bệnh,  thuốc, vật tư y tế nằm ngoài danh mục thanh toán của thẻ BHYT thì LHS phải bỏ tiền đóng nộp theo quy định.
Trường hợp LHS không muốn khám bệnh bằng thẻ BHYT, LHS có thể đến khám chữa bệnh tại một số bệnh viện tư nhân toàn bộ chi phí LHS tự chi trả theo thỏa thuận giữa Bệnh viện và LHS.
II. Địa điểm một số bệnh viện tại Việt Nam
1. Bệnh viện Thanh Nhàn (Bệnh viện Công lập)

(Nguồn: thanhnhanhospital.vn)
2. Bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện Công lập)
3.  Bệnh viện Việt Pháp (Bệnh viện ngoài công lập)

(Nguồn: hfh.com.vn)
4Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
(Nguồn: vinmec.com)